
|
I.Quy trình thực hiện đối với quy chế quản lý kiến trúc đô thị
1. Cơ sở pháp lý để lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Tại Khoản 1, Điều 41 Luật Kiến trúc năm 2019 quy định: “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đã được phê duyệt trước ngày 01/7/2021 theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2021”.
- Tại Khoản 2, Điều 41 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định: “Đối với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.”
- Theo Quyết định số 20/2021/QĐ-UBND ngày 16/07/2021 của UBND tỉnh Quy định phân cấp việc lập quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Tại Điều 3 Quy định trên quy định “Phân cấp cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.”
Hiện nay, các đô thị trên địa bàn tỉnh đang thực hiện cấp giấy phép xây dựng và quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trên cơ sở quy hoạch đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đã được phê duyệt; và theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 Luật Kiến trúc năm 2019 thì các Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đã được phê duyệt nêu trên sẽ hết hiệu lực thi hành vào ngày 31/12/2021.
Do vậy, để có cơ sở quản lý và có cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng, các đô thị cần được các địa phương khẩn trương tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc theo đúng quy định của Luật Kiến trúc năm 2019.
2. Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị
Tại điểm a, Khoản 3, Điều 14 Luật Kiến trúc quy định: “Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến đường cụ thể.”
Căn cứ quy định trên, Sở Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất phạm vi ranh giới và quy mô diện tích lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị cho từng khu vực lập quy chế căn cứ vào tình hình quản lý thực tế tại địa phương.
3. Cơ quan tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Cơ quan tổ chức lập: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng (đối với trường hợp xác định chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc theo định mức quy định tại Thông tư 08). Đối với trường hợp xác định chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc theo dự toán (không theo định mức) quy định tại Thông tư 08 thì thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh để thẩm định.
- Cơ quan trình phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phê duyệt, ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Nguồn vốn lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị
Tại điểm a, điểm c Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc quy định:
“a) Kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện công tác lập và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc tại địa phương.”
Ngày 21/5/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 2360/UBND-KT gửi Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan về việc bố trí kinh phí lập quy hoạch các địa phương, cụ thể như sau:
- Đối với Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn (trong đó, có quy hoạch xây dựng các xã để thực hiện xây dựng nông thôn mới) là quy hoạch thuộc hệ thống quốc gia: Sử dụng nguồn vốn đầu tư công của ngân sách cấp tỉnh để thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
- Đối với Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành nhưng hiện nay chưa được Trung ương hướng dẫn về nguồn vốn để lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch: Trước mắt sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh để thực hiện. Sau khi được Trung ương hướng dẫn cụ thể nguồn vốn thực hiện thì sẽ điều chỉnh lại (nếu có) theo đúng quy định.
Căn cứ các quy định trên, đề xuất nguồn vốn lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh để thực hiện.
5. Quy trình cụ thể
- Căn cứ chủ trương lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổng hợp danh mục và dự toán kinh phí lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị cho năm sau thuộc địa bàn quản lý gửi Sở Tài chính cùng kỳ với thời gian tổng hợp dự toán thu chi ngân sách cho năm sau để Sở Tài chính tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm sau báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi ngân sách năm sau cho địa phương theo quy định. Đối với các quy chế quản lý kiến trúc đô thị phát sinh đột xuất thì địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt chủ trương thực hiện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh mục các quy chế quản lý kiến trúc đô thị cần lập hàng năm gửi Sở Tài chính tổng hợp theo Kế hoạch phát triển đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (Đối với các quy chế quản lý kiến trúc đô thị phát sinh ngoài Kế hoạch phát triển đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện có tờ trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương lập).
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề cương và dự toán chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị gửi Sở Xây dựng thẩm định đối với trường hợp xác định chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo định mức quy định tại Thông tư 08. Đối với trường hợp chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị được xác định bằng dự toán (không theo định mức) theo quy định tại Thông tư 08, Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương thành lập Hội đồng thẩm định đề cương và dự toán chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc (gồm Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan) để tổ chức thẩm định.
- Sau khi có văn bản thẩm định của Sở Xây dựng (hoặc của Hội đồng thẩm định tỉnh đối với trường hợp chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị được xác định bằng dự toán (không theo định mức)), Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị (nội dung dự thảo quyết định phê duyệt thể hiện rõ nguồn vốn và thời gian thực hiện việc lập quy chế).
- Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị; Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản gửi Sở Tài chính tham mưu bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh để lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Nội dung hồ sơ gửi Sở Tài chính tham mưu bố trí nguồn vốn gồm:
+ Văn bản đề nghị tham mưu bố trí nguồn vốn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Kế hoạch phát triển đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (văn bản chấp thuận chủ trương lập của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các quy chế quản lý kiến trúc đô thị phát sinh ngoài Kế hoạch phát triển đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt).
+ Thuyết minh đề cương và dự toán chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
+ Văn bản thẩm định của Sở Xây dựng đối với trường hợp chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị được xác định bằng định mức hoặc văn bản thẩm định của Hội đồng thẩm định đề cương và dự toán kinh phí đối với trường hợp chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị được xác định bằng dự toán (không theo định mức).
+ Quyết định phê duyệt đề cương và dự toán chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
- Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định giao vốn, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành triển khai tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
6. Xác định các chi phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc; điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc đã được phê duyệt; rà soát, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BXD ngày 02/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2, Điều 3 Thông tư số 08.
II. Quy trình thực hiện đối với quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn
Ngày 18/01/2021, Sở Xây dựng có Công văn số 93/SXD-QHHT xin ý kiến Bộ Xây dựng một số nội dung về việc tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn. Sau khi có hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng sẽ triển khai các bước tiếp theo.
Sở Xây dựng triển khai đến các địa phương nghiên cứu, tổ chức thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng để kịp thời phối hợp giải quyết.
Riêng về quy trình lập, thẩm định và phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc, Sở Xây dựng đã hướng dẫn các địa phương tại Công văn số 1714/SXD-QHHT ngày 26/7/2021.
Đính kèm: Công văn số 1714/SXD-QHHT ngày 26/7/2021 của Sở Xây dựng
(Phòng QHHT-Sở Xây dựng